Camera Analog là gì. Ưu và nhược điểm của Camera Analog

Camera Analog là gì. Ưu và nhược điểm của Camera Analog

  Nền tảng đầu tiên của công nghệ camera giám sát chính là Camera Analog. Vậy nên ngày nay tất cả các loại camera giám sát đều hoạt động dựa trên cơ chế nền tảng của analog. Kể cả những chiếc camera sử dụng công nghệ kỹ thuật số hiện nay cũng được phát triển trên nền tảng Analog.

 Camera Analog là loại camera hiện đang thông dụng nhất trên thị trường. Mời các bạn cùng tìm hiểu công nghệ Camera Analog, ưu và nhược điểm của Camera Analog là gì. Cách lắp đặt và sử dụng ra sao. Mời các bạn theo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm:

Nội dung chính

  1. Giới thiệu về camera Analog
    1. Camera Analog là gì?
    2. Một hệ thống camera quan sát analog bao gồm những gì
    3. Có mấy loại camera Analog
  2. Ưu và nhược điểm của camera Analog
    1. Ưu điểm Camera Analog
    2. Nhược điểm Camera Analog
  3. Khi nào nên chọn Camera Analog
  4. Giá thành của Camera Analog
  5. Tổng kết

I. Giới thiệu về camera Analog

1. Camera Analog là gì?

Camera Analog là loại camera sử dụng tín hiệu tuần tự ( Analog ) để truyền tín hiệu video. Tín hiệu này được truyền trên cáp đồng trục hoặc cáp UTP về đầu ghi analog (DVR). Tại đầu ghi thì tín hiệu video lại được chuyển thành dạng số hóa và lưu trữ trên ổ cứng. Hiện nay tất cả các đầu ghi Analog đều có thể truy cập dữ liệu camera từ xa qua đường internet.

2. Một hệ thống Camera quan sát Analog bao gồm:

Đầu ghi hình analog: Xử lý tín hiệu hình ảnh và lưu trữ trên ổ cứng để cho phép người dùng xem lại.

Camera analog: Có nhiệm vụ ghi hình quan sát tại nơi lắp đặt.

Màn hình hiển thị trực tiếp: Kết nối với đầu ghi hình bằng cổng HDMI hoặc VGA. Có thể sử dụng tivi hoặc màn hình vi tính. Có thể có hoặc không.

Swich và dây cáp mạng: Để kết nối đầu ghi với internet cho phép xem camera từ xa qua phần mềm chuyên dụng.

Cáp đồng trục hoặc cáp UPT: Kết nối từ đầu ghi với camera analog để truyền tải hình ảnh.

Dây nguồn: dây điện cấp nguồn cho camera và đầu ghi.

Hệ thống camera analog

3. Có mấy loại camera Analog

Dựa vào thiết kế hình dạng, có thể phân ra làm 5 loại Camera Analog

3.1. Camera Dome (Camera trong nhà - dạng bán cầu):

Đây là loại camera chuyên dụng lắp trong nhà, được gắn lên tường hoặc ốp trần. Kiểu dáng gọn gàng, thẩm mỹ cao. Có góc nhìn rộng, bao quát.

Camera dome

3.2. Camera Bullet (Camera ngoài trời - dạng thân trụ)

Đây là loại camera chuyên dụng lắp ngoài trời hoặc công trường, nhà xưởng, khu vực quan sát rộng. Camera Bullet được thiết kế để chống được nước, bụi, và những tác động của môi trường.

Camera thân trụ

3.3. Camera PTZ (Camera speed dome):

Đây là một dòng camera cao cấp, có khả năng điều khiển theo ý người quản lý. Có thể điều khiển lấy cận cảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Và có khả năng xoay lên xuống hoặc trái phải theo các góc cần quan sát.

Camera 360 PTZ phù hợp với những nơi có phạm vi quan sát rộng, cần độ an ninh cao. Thường được lắp đặt trong sân bay, resort, nhà xưởng, các công trình giao thông công cộng.

Camera ptz xoay 360 độ

3.4. Camera ống kính rời (C-mount camera)

Đây là loại camera quan sát chuyên dụng. Ống kính rời có thể thay thế hoặc điều chỉnh tiêu cự theo cự ly cần quan sát.

Camera ống kính rời thường được lắp đặt ở những khu vực cần quan sát chuyên nghiệp như tiệm vàng, ngân hàng, quầy thu ngân, trung tâm thương mại...!

Tuy nhiên giá thành cho một chiếc camera ống kính rời khá cao so với các loại camera thông thường.

Camera ống kính rời

3.5. Camera có màu ban đêm

Đó là dòng camera starligh và camera full color: Hiện nay tất cả các dòng camera đều có thể quan sát ban đêm. Với càng loại camera thông thường đều được tích hợp hồng ngoại, và ban đêm cho hình ảnh đen trắng.

Tuy nhiên hiện nay công nghệ phổ biến là dòng camera starligt và fullcolor. Quan sát ban đêm cho hình ảnh có màu, giúp cho việc quan sát an ninh hiệu quả hơn.

Xem thêm: Các công nghệ Camera quan sát mới nhất hiện nay

Camera full color

II. Ưu và nhược điểm của Camera Analog

1. Ưu điểm của Camera Analog

  • Về chi phí lắp đặt: Giá thành rẻ hơn camera IP, có thể lắp đặt ở những khu vực vừa nhỏ, trung bình như nhà ở, văn phòng, cho tới những nơi có không gian lớn như kho bãi, nhà xưởng.
  • Về chất lượng hình ảnh: Camera analog cho chất lượng từ trung bình đến cao. Hiện nay công nghệ càng ngày càng phát triển nên camera analog cũng sẽ được tích hợp các công nghệ chống nhiễu, cân bằng ánh sáng. Do đó chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình ngày càng được nâng cao.
  • Về truyền tải lưu lượng hình ảnh: Lưu lượng tín hiệu của camera analog không bị giới hạn bởi băng thông. Do đây là một kết nối bị động, hình ảnh không bị ảnh hưởng bởi nhiễu hoặc các vấn đề bên ngoài.
  • Hệ thống cáp camera analog: Có thể sử dụng cáp đồng trục, hoặc cáp UTP với bộ biến đổi balun để truyền tải hình ảnh. Tín hiệu có thể truyền tải đi hơn 1km trên hệ thống cáp utp tiêu chuẩn.
  • Bảo mật của camera analog: Hoàn toàn miễn dịch với virus. Rất khó để xâm nhập vào một hệ thống camera analog. Để lấy được dữ liệu, các hacker bắt buộc phải tác động được vào đầu ghi analog.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: Việc mở rộng, lắp đặt thêm camera cho hệ thống analog hoàn toàn dễ dàng và không ảnh hưởng đến tín hiệu của hệ thống.
  • Lắp đặt và bảo trì: Lắp đặt không cần kỹ thuật cao, cài đặt dễ dàng vì không cần quản lý địa chỉ IP, phần mềm sử dụng dễ dàng.

2. Nhược điểm của Camera Analog

  • Hệ thống dây cáp cồng kềnh: Một hệ thống dây của camera analog bao gồm: Dây nguồn, dây tín hiệu, phụ kiện như nẹp điện, ruột gà... khó lắp đặt ở những nơi khó thiết kế cho việc kéo dây, nên sẽ làm giảm độ thẩm mỹ cho công trình.
  • Về quy mô: Hệ thống camera analog chỉ phù hợp lắp đặt ở những không gian nhỏ và vừa. Nếu lắp đặt ở những không gian rộng lớn thì sẽ tốn rất nhiều kinh phí và hệ thống dây cáp.

Camera Analog

III. Khi nào nên chọn camera Analog

1. Chi phí đầu tư có hạn chế: Bạn cần một hệ thống camera quan sát. Nhưng tài chính hạn chế, bạn có thể chọn lắp đặt một hệ thống camera analog với chi phí vừa phải.

2. Bạn chỉ cần quan sát, không cần hình ảnh rõ nét, không cần tốc độ cao:

Nhu cầu đơn giản là chỉ cần quan sát, và không cần kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Ví dụ chỉ cần quan sát những hoạt động của con trẻ trong ngôi nhà bạn. Bạn hoàn toàn có thể đầu tư cho mình một bộ camera analog.

3. Không cần mở rộng về sau: Bạn chỉ cần lắp 1 lần và sử dụng 5 năm hoặc 10 năm. Không có nhu cầu nâng cấp hoặc mở rộng thêm.

4. Các dòng camera analog chuyên dành cho người thu nhập thấp: như sinh viên, công nhân, người ở trọ, các hộ gia đình nhỏ. Các cửa hàng bán lẻ, các shop nhỏ.

5. Nên chọn loại camera analog nào cho tốt?

  • Các bạn chỉ nên chọn các dòng camera analog của các thương hiệu lớn như Kbvision, Hikvision, Dahua, Vantech. Lý do đơn giản là những hãng lớn thì sẽ có hệ thống đại lý lớn, chế độ bảo hành đảm bảo, chất lượng sẽ ổn định, lắp đặt chuyên nghiệp.
  • Nên chọn camera có độ phân giải fullHD trở lên. Để đảm bảo hình ảnh ổn định và đẹp.
  • Chọn ổ cứng lưu trữ đủ cao để có thể lưu trữ dài ngày. Ít nhất là từ 15 ngày trở lên, để đảm bảo nhu cầu xem lại khi cần thiết.
  • Về vật tư như dây cáp, dây nguồn, đầu jack, balun...loại tốt để đảm bảo tín hiệu ổn định, tránh bị nhiễu, mất nét, mất màu.

Camera Analog

IV. Giá thành của camera Analog

Hệ thống camera Analog là hệ thống camera có giá rẻ nhất hiện nay. Từ đầu ghi, mắt camera đến các thiết bị phụ kiện đi kèm đều rẻ hơn hệ thống camera IP có dây.

Thông thường giá của đầu ghi Analog dao động từ 2tr - chục triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng kênh, cấu hình của đầu ghi.

Các mắt camera analog hiện nay giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng cho một bộ camera bình dân. Đối với dòng camera cao cấp cũng có giá hàng chục triệu đồng.

Các phụ kiện đi kèm cũng có giá thấp hơn phụ kiện của hệ thống camera IP có dây. Camera Analog cũng không đòi hỏi những thiết bị mạng đi kèm như hệ thống camera IP.

Hệ thống camera Analog ngày càng rẻ hơn, vì hiện nay xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh trên những hệ thống camera IP. Tuy nhiên camera Analog sẽ còn tồn tại mãi vì những nhu cầu cho người sử dụng đơn lẻ.

Chi phí lắp đặt hệ thống Camera Analog bao gồm: Chi phí thiết bị, linh kiện đi kèm, phụ kiện, công lắp đặt, chi phí bảo hành.

V. Tổng kết

 Hy vọng bài viết trên đây giúp các bạn hiểu tổng thể về hệ thống camera analog. Giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình một bộ camera giám sát phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Nội dung được thực hiện bởi đội ngũ: reviewcamera.net

Dịch vụ lắp đặt camera tại hcm

Bài viết liên quan

So sánh Camera Wifi không dây và Camera giám sát có dây. Loại nào là tốt nhất?

So sánh Camera Wifi không dây và Camera giám sát có dây. Loại nào là tốt nhất?

Lựa chọn giữa camera wifi không dây và camera có dây là điều làm nhiều người băn khoăn. Vì chưa hiểu hết được những tính năng và đặc trưng riêng của mỗi loại

TOP 7+ thương hiệu camera giám sát nổi tiếng nhất thế giới và Việt Nam

TOP 7+ thương hiệu camera giám sát nổi tiếng nhất thế giới và Việt Nam

Trên thế giới hiện nay có hàng trăm hãng camera giám sát khác nhau. Và tại thị trường Việt Nam cũng có hàng chục hãng camera nổi tiếng.